Làm thế nào để phân biệt bệnh TÂM THẦN và bệnh THẦN KINH?

  1. Phân biệt bệnh tâm thần và bệnh thần kinh

Bệnh tâm thần và bệnh thần kinh là 2 loạn bệnh khác nhau. Nhưng nhiều khi ta không phân biệt được rõ 2 loại bệnh này.

Như chúng ta đã biết, hệ thần kinh có 2 chức năng đó là chức năng bình thường và chức năng cao cấp. Chức năng bình thường như vận động, phản xạ, cảm giác và dinh dưỡng… Chức năng cao cấp của thần kinh đó là : tri giác, trí nhớ, trí tuệ, cảm xúc, ý thức, tư duy, tưởng tượng… Khi chức năng bình thường của hệ thần kinh bị rối loạn thì gây nên bệnh Thần Kinh ví dụ như: bệnh đau dây thần kinh toạ. liệt dây thần kinh ngoại biên, viêm não, viêm tuỷ sống, thoát vị đĩa đệm… Khi chức năng cao cấp của hệ thần kinh bị rối loạn sinh ra bệnh Tâm Thần: ví dụ bệnh Tâm thần phân liệt. thì triệu chứng của bệnh là rối loạn tri giác, rối loạn tư duy, Rối loạn ý chí… Bệnh Trầm cảm thì triệu chứng biểu hiện là rối loạn cảm xúc, rối loạn tri giác, rối loạn tư duy.

Khi đất nước còn khó khăn thì 2 loạn bệnh này thường được điều trị trong một khoa gọi là khoa Tâm thần kinh. Ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại và sự phát triển của đất nước  bệnh nhân thường được điều trị ở  hai khoa riêng biệt đó là Khoa Tâm thần và khoa Thần kinh trong một bệnh viện đa khoa. Ngày nay đã có bệnh viện  chuyên khoa Tâm thần ở tuyến tỉnh . Ở  Việt  Nam có 2 Bệnh viện tâm thần lớn nhất đó là Bệnh Viện Tâm thần Trung ương 1 ở Hà Nội Và Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 2 ở Đồng Nai- Biên Hoà.

  1. Phân biệt Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần và chuyên gia tâm lý

– Bác sĩ chuyên khoa tâm thần được đạo tạo trong trường Đại học y, tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa hay chuyên khoa nào đó, rồi được đạo tạo chuyên khoa định hướng về tâm thần , Bác sĩ chuyên khoa 1, Bác sĩ chuyên khoa 2, Thạc sĩ,  Tiến sĩ về chuyên ngành Tâm thần.  Các Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần khi thăm khám và điều trị cho bệnh nhân thì dùng liệu pháp hóa dược ( dùng thuốc, kê đơn thuốc) hay kết hợp liệu pháp tâm lý (không dùng thuốc) để điều trị cho người bệnh.

– Chuyên gia tâm lý  được đạo tạo tại các trường như Đại học sư phạm,  Đại học khoa học xã hội và nhân văn, được đạo tạo chuyên sâu về hoạt động tâm lý của con người trong nhiều lĩnh vực, trong đõ có lĩnh vực tâm lý người mắc bệnh, Khi thân chủ bị bệnh ( thường họ gọi bệnh nhân là thân chủ) có những biểu hiện nhiễu tâm  ( rối loạn tâm lý) thì họ dùng những liệu pháp tâm lý để thân chủ ( bệnh nhân) của họ lấy lại tinh thần và giải quyết những rối nhiễu tâm lý mà thân chủ họ mắc phải . Chuyên gia tâm lý không được phép kê đơn thuốc cho thân chủ ( bệnh nhân).

Cách phân biệt bệnh thần kinh và bệnh tâm thần

Theo các chuyên gia thì cách phân biệt bệnh thần kinh và bệnh tâm thần dựa vào những tổn thương thực thể. Theo đó, bệnh có những biểu hiện tại các phần khác nhau. Cụ thể, với bệnh thần kinh thì sẽ bị tổn thương ở não bộ, tủy sống, dây thần kinh ngoại vi.ThS. Bs Đinh Hữu Uân sĩ đa khoa đó chính là nguyên nhân gây ra các hiện tượng: đau dây thần kinh toạ, thần kinh ngoại biên, đau nửa đầu, nhức đầu kinh niên, chóng mặt, viêm não, viêm tuỷ sống, thoát vị đĩa đệm, đột quỵ …thậm chí là bệnh liệt do tai biến mạch máu não có thể gây tử vong rất nhanh.

Chính vì thế nếu bạn bị bệnh tâm thần thì các tổn hại về hệ thần kinh không rõ nên cần chụp chiếu, xét nghiệm thường không phát hiện tổn thương thực thể. Dấu hiệu là do rối loạn chức năng của não gây ra các bệnh như tâm thần phân liệt, bệnh trầm cảm, bệnh hoang tưởng, bệnh rối loạn cảm xúc…vv

Trên đây là một số điểm khác nhau mà bạn có thể dựa vào để nhận biết bệnh tâm thần và bệnh thần kinh. Điều này tương tự như cách phân biệt bệnh lý xương khớp trên thực tế.

Nguồn: Eduline Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *