Hệ Thống đào tạo Bác Sĩ chuyên tu càng sớm càng tốt

Hiện nay, các bệnh viện, trung tâm y tế, nhất là ở tuyến huyện, bệnh viện chuyên khoa, tình trạng thiếu bác sĩ vẫn rất phổ biến. Mặc dù tỉnh và các đơn vị đã có nhiều chính sách để thu hút nhưng không nhiều bác sĩ mặn mà về tuyến dưới công tác. Vì thế, chuyện thiếu bác sĩ vẫn “nóng” hàng ngày. Và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khám, chữa bệnh, chất lượng dịch vụ y tế của bệnh viện tuyến dưới.

Nhiều nỗ lực thu hút Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa theo chương trình 5 năm cho vùng dân tộc ít người

Giải pháp khá hiệu quả mà các đơn vị y tế đã thực hiện trong thời gian qua phải kể đến chế độ riêng để thu hút bác sĩ, như: Điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ nhằm đảm bảo thu nhập và tạo chỗ ở cho bác sĩ mới về đơn vị công tác; cử bác sĩ đi học nâng cao trình độ tay nghề; hỗ trợ ban đầu cho các bác sĩ mới về công tác (khoảng 15-50 triệu đồng/ người), tuỳ đơn vị. Riêng Sở Y tế, thường xuyên tuyên truyền mời gọi sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ra trường về tỉnh công tác; đồng thời, làm việc với các trường đại học y, dược trong nước để hợp tác đào tạo nguồn bác sĩ, đào tạo sau đại học cho các đơn vị y tế của tỉnh. Ngành còn lựa chọn y sĩ có trình độ tay nghề đang công tác tại đơn vị để cử đi đào tạo bác sĩ chuyên tu. Số học viên đào tạo theo hình thức này trên địa bàn tỉnh từ năm 2008 đến nay là hơn 100 người. Từ năm 2012 đến nay, ngành còn tranh thủ được sự tài trợ của Dự án Quỹ toàn cầu để hỗ trợ  hơn 80 y sĩ đi đào tạo bác sĩ chuyên tu hệ liên thông, chủ yếu là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng khó khăn, huyện nghèo hoặc ở các bệnh viện chuyên khoa khó tuyển dụng, như: Phong, lao, tâm thần v.v.. 

Các y, bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Triều.Phía Bắc: Đại học y thái bình, Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Y Hải Phòng

Đặc biệt, với quy định về chính sách khuyến khích, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nhân tài của tỉnh  ban hành vào tháng 9-2012 đã góp phần đáng kể để thu hút bác sĩ về tỉnh công tác. Theo quy định này, bác sĩ hệ chính quy 6 năm, dược sĩ đại học hệ chính quy 5 năm được hưởng 2 lần mức lương tối thiểu chung/tháng trong thời hạn 3 năm, được trợ cấp 1 lần bằng 50 lần mức lương tối thiểu chung…

Nhờ một loạt các giải pháp áp dụng đó, đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 1.100 bác sĩ đang làm việc ở các đơn vị y tế, tăng khoảng 300 bác sĩ so với năm nay. Chỉ riêng từ đầu năm TRƯỚC đến nay có hơn 100 bác sĩ mới ra trường về tỉnh công tác.

Trăn trở của y tế tuyến huyện  Các y, bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Triều.

Dù đã áp dụng nhiều giải pháp, song thiếu bác sĩ vẫn là chuyện đau đầu của y tế tuyến huyện và ngay cả với các bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện chuyên khoa.

Mặc dù đã áp dụng nhiều giải pháp, song thiếu bác sĩ vẫn là chuyện đau đầu của y tế tuyến huyện và ngay cả với các bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện chuyên khoa. Cụ thể như: Bệnh viện Đa khoa khu vực Tiên Yên đã có quy chế thu hút bác sĩ, như: Đóng học phí cho năm học cuối; hỗ trợ ban đầu cho bác sĩ mới về công tác; hàng tháng có khoản hỗ trợ ngoài lương cho bác sĩ… nhưng vẫn không thu hút được bác sĩ. Năm nay và 6 tháng đầu năm NAY, đơn vị có 7 bác sĩ mới ra trường về công tác thì 6 bác sĩ học cử tuyển theo địa chỉ được Sở Y tế chỉ định xuống, còn 1 bác sĩ thì theo chồng về địa phương. Dù có quy mô 140 giường bệnh, song Bệnh viện Đa khoa khu vực Tiên Yên mới có 17 bác sĩ, còn thiếu khoảng 20 bác sĩ nữa. Còn Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Triều, dù năm NAY đã bỏ ra hơn 2 tỷ đồng chi trả chế độ, chi trả ưu đãi cho số bác sĩ mới về đơn vị công tác, nhưng đến nay, Bệnh viện cũng chỉ có 35 bác sĩ, thiếu khoảng 25 bác sĩ so với quy mô 210 giường bệnh của đơn vị.

Bệnh viện chuyên khoa như: Bệnh viện Lao và Phổi tỉnh có quy mô 200 giường bệnh, nhưng đến nay mới có gần 30 bác sĩ, trong khi số bác sĩ này phần lớn đều ngấp nghé tuổi nghỉ hưu. Thậm chí, ngay như Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả cũng còn thiếu khoảng 30 bác sĩ; Bệnh viện Đa khoa tỉnh thiếu khoảng 40 bác sĩ v.v.. Với các đơn vị y tế dự phòng, nguồn lực không nhiều, trong khi tất cả các đơn vị y tế đều có sự cạnh tranh nhau để thu hút bác sĩ mới ra trường và bác sĩ từ các tỉnh, thành khác về tỉnh công tác, bởi vậy, việc tuyển bác sĩ lại càng khó hơn. Hiện nay, trung bình mỗi đơn vị y tế dự phòng tuyến huyện chỉ có từ 3-4 bác sĩ trong khi nhu cầu lên tới hàng chục. Nguồn bác sĩ đã thiếu, nhưng hàng năm trên địa bàn tỉnh lại có từ 10-15 bác sĩ nghỉ hưu.

Từ chuyện thiếu bác sĩ kéo theo việc các đơn vị y tế khó triển khai nhiều kỹ thuật mới; chưa kể việc bác sĩ phải kiêm nhiệm nhiều vị trí khiến cho công tác khám, chữa bệnh chuyên sâu bị ảnh hưởng. Việc thiếu bác sĩ khiến các đơn vị y tế tuyến huyện cũng luôn phải đắn đo mỗi lần cử bác sĩ đi học nâng cao trình độ, tay nghề. Mặc dù vấn đề thiếu bác sĩ “nóng” như vậy, song nhiều địa phương, lãnh đạo chưa thực sự vào cuộc, chưa có cơ chế riêng của địa phương để thu hút bác sĩ mà vẫn chủ yếu dựa vào cơ chế chung của tỉnh và của chính đơn vị y tế. Các địa phương cũng chưa chủ động nguồn nhân lực theo học ngành y để tạo nguồn bền vững cho địa phương.

Hiện nay, Bệnh viện Sản – Nhi của tỉnh sắp đi vào hoạt động. Thêm nữa, nhiều đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh cũng đang trong lộ trình tăng quy mô giường bệnh, mở thêm các chuyên khoa. Rồi tỉnh cũng đang kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các bệnh viện chất lượng cao… Rõ ràng, ngay từ bây giờ,  nguồn bác sĩ vẫn là vấn đề mà tỉnh và các địa phương cần đặc biệt quan tâm hơn nữa.

Ý KIẾN NGƯỜI TRONG CUỘC Các trường y dược có dễ dàng tuyển sinh bác sĩ chuyên tu?.Bác sĩ chyên tu là gì?
Bác sĩ chuyên tu là những người đã có bằng y sĩ trung học hoặc cao đẳng. Sau khi có thâm niên chuyên môn thực tế 3 – 5 năm, tùy theo địa bàn công tác ở miền núi, vùng xa, vùng sâu hay đồng bằng… sẽ đi học tiếp hệ chuyên tu (liên thông) và sau khi được cấp bằng, họ được hành nghề với chức danh bác sĩ, tham gia khám chữa bệnh ở bệnh viện hoặc làm về công tác dự phòng bệnh với cộng đồng.
Một lưu ý cho những người đang quan tâm đến học hệ bác sĩ chuyên tu. Để đảm bảo chất lượng đầu ra của đội ngũ bác sỹ, cán bộ y tế. Hiện nay, hệ bác sỹ chuyên tu đang dần được thay bằng hệ liên thông. Như vậy, nếu như bác sĩ chuyeenn tu trước đây thì hiện nay sau khi học liên thông sẽ giống và trở thành các bác sỹ hệ chính quy.
Vì sao các trường dễ dàng hơn trong công tác tuyển sinh bác sĩ chuyên tu?
Như đã nói ở trên, bác sỹ hệ chuyên tu thay bác liên thông bác sĩ. Trong khi đó, các bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa phương rất coi trọng vấn đề tuyển dụng bác sĩ đã có kinh nghiệm. Bởi đây là một trong những phương thức giúp thanh lọc, nâng cao chất lượng tay nghề bác sĩ. Không ít bác sĩ mới ra trường có thể sẽ “non tay” và thiếu kinh nghiệm thực tế dẫn đến việc lúng túng trong việc xử lý tình huống.
Hơn thế nữa, “Y tế cơ sở rất khó tuyển được bác sĩ chính quy” ngay từ đầu kể cả ở những huyện ngoại thành Hà Nội. Bởi rất đơn giản, nền tảng cơ sở vật chất, thuốc men, thậm chí số lượng bệnh nhân ở tuyến cơ sở không phải là môi trường lý tưởng cho các bác sĩ trẻ lựa chọn để cọ xát thực tế, nâng cao tay nghề.
Chính những lý do này, khiến việc tuyển sinh bác sĩ chuyên tu (liên thông) đang trở thành xu hướng mới cho các cơ sở đào tạo và cũng là cơ hội nâng cao tay nghề, bằng cấp, khẳng định giá trị bản thân đối với những người chỉ tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng… đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tế.
Học phí ngành y có phù hợp với mọi đối tượng?
Học phí ngành y trong năm học NAY tăng và cũng có thể sẽ còn tăng trong nhiều năm tới. Với mức dao động từ vài chục/năm, học phí ngành y đang cao so với những ngành nghề khác.
Việc thi tuyển trực tiếp vào các trường đại học y dược đang tạo ra những khó khăn về mức điểm chuẩn cũng như học phí. Việc lựa chọn học các hệ đào tạo Trung cấp Chuyên nghiệp, Cao đẳng… khối ngành y dược cũng đáng được quan tâm. Thay vì phải chi trả mức học phí lớn thí sinh có thể giảm bớt gánh nặng kinh tế bằng việc rút ngắn thời gian học tập. Nếu như học đại học ngành y, thời gian học liên tục 4 đến 6 năm, thí sinh có thể đăng ký tham gia học các hệ y sỹ, điều dưỡng… trong 2 năm sau đó đi làm và học liên thông lên đại học mà không ảnh hưởng đến công việc.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề tuyển sinh bác sĩ chuyên tu, văn bằng 2 bác sĩ đa khoa, học phí ngành y… Các bậc phụ huynh và học sinh có thể liên hệ đến ban tuyển sinh

Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế: “Cần định hướng tốt cho học sinh khá, giỏi thi vào trường y”

Thiếu bác sĩ không chỉ là vấn đề riêng của Quảng Ninh mà diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Tỉnh, ngành  đã có nhiều nỗ lực để thu hút bác sĩ. Tuy nhiên, đối với các đơn vị y tế tuyến huyện, nhất là các huyện miền núi, việc thu hút bác sĩ có phần khó khăn hơn, bởi tuyến này hiện chưa thể có nguồn lực mạnh như một số đơn vị y tế tuyến tỉnh và các huyện vùng thành thị. Trong khi đó, các đơn vị y tế vẫn phải cạnh tranh nhau để thu hút bác sĩ. Tôi mong rằng, lãnh đạo các địa phương cần tiếp tục quan tâm hơn đến vấn đề thu hút bác sĩ về đơn vị y tế ở địa phương làm việc. Bên cạnh đó, các địa phương cần quan tâm đến việc định hướng cho học sinh khá, học sinh giỏi của địa phương thi vào các trường đại học y để tạo nguồn bác sĩ gắn bó lâu dài. Có như vậy các đơn vị mới triển khai tốt hơn các kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu, phục vụ tốt hơn cho công tác chăm sóc sức khoẻ của người dân trên địa bàn.

Bác sĩ Nguyễn Đông Thanh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hà: “Cần sự vào cuộc tích cực hơn của cấp uỷ, chính quyền địa phương”

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hà đã có nhiều biện pháp thu hút bác sĩ về địa phương công tác như: Hỗ trợ 1 lần từ 15-20 triệu đồng/bác sĩ tốt nghiệp các trường đại học y (tuỳ theo trình độ) và hỗ trợ 40-60 triệu đồng đối với bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II về Bệnh viện làm việc. Nhờ vậy năm 2013, chúng tôi đã thu hút thêm được 6 bác sĩ, nâng số bác sĩ của đơn vị lên 17 người, tạm thời đáp ứng đủ nhu cầu công tác khám, chữa bệnh của đơn vị. Tuy nhiên, với một số đơn vị y tế tuyến huyện khác và các trung tâm y tế hiện nay, việc thu hút bác sĩ gặp khó khăn. Điều này cũng xuất phát từ thực tế chung là cấp uỷ, chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa có giải pháp thu hút bác sĩ về công tác.

Bác sĩ Ngô Văn Tuấn, Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh: “Cần tạo môi trường để bác sĩ phát huy được năng lực chuyên môn”

Không phải người Quảng Ninh nhưng tháng NAY, sau khi tốt nghiệp Đại học Y Thái Nguyên tôi đã quyết định về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh công tác. Bởi chế độ thu hút của tỉnh, của đơn vị có thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của bác sĩ mới ra trường. Thực tế là chúng tôi sống xa gia đình nên đã được đơn vị tạo điều kiện làm việc, lựa chọn đi sâu vào những khoa mình yêu thích. Các đồng nghiệp ở đây tận tình hướng dẫn chúng tôi làm quen với công việc, được tạo điều kiện  học tập, nâng cao trình độ. Đến giờ, tôi thấy sự lựa chọn của mình là hoàn toàn đúng. Theo tôi để thu hút bác sĩ mới ra trường về công tác, bên cạnh việc đảm bảo cuộc sống, các đơn vị y tế cần tạo môi trường để bác sĩ trẻ phát huy được năng lực chuyên môn của mình.

Em Nguyễn Hương Giang, lớp 10 Anh 2, Trường THPT Chuyên Hạ Long: “Định hướng tốt cho học sinh lựa chọn những trường mà nguồn nhân lực của tỉnh đang thiếu”. Học phí chương trình học liên thông bác sĩ dao động từ 25 triệu đến 60 triệu tùy từng thời điểm học và cơ sở đào tạo.
Sau khi tốt nghiệp hệ liên thông, sinh viên sẽ nhận bằng hệ chính quy tương đương với văn bằng bác sỹ chính quy có thời gian học trong 6 năm. Điểm khác duy nhất ở bảng điểm hệ liên thông có ghi thời gian đào tạo ngắn hơn và một số môn cơ sở sẽ được lược bỏ đi.

Ngay khi vào lớp 10, chúng em đã tính đến việc lựa chọn trường, chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT để có kế hoạch học tập, ôn luyện phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay việc định hướng nghề cho học sinh mới chỉ tập trung phần lớn ở khối lớp 12. Qua nghiên cứu trên phương tiện thông tin đại chúng, chúng em cũng biết nguồn bác sĩ trong cả nước hiện nay rất thiếu. Nhưng để quyết định thi vào trường đại học y thì không phải bạn nào cũng muốn vì thời gian đào tạo ngành này thường kéo dài tới 6 năm; điểm chuẩn đầu vào cũng rất cao… Em nghĩ rằng các ngành cần định hướng tốt cho học sinh lựa chọn những trường mà nguồn nhân lực của tỉnh đang thiếu. Bên cạnh đó, tỉnh cũng nên đề xuất với Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT phối hợp với các trường đại học y để có những lớp đào tạo bác sĩ cho những học sinh thi đại học có điểm cao và trong quá trình học phổ thông có năng lực học khá, giỏi ở khối A, khối B của tỉnh.

Theo thông tư sửa đổi trong quy chế đào tạo liên thông Đại học, Cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào ngày 18/3/2015 đã chỉ rõ ra những vấn đề liên quan đến việc thi liên thông các ngành nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe.

Cụ thể, những đối tượng đã tốt nghiệp Y sĩ hoặc Y sĩ đa khoa sẽ được phép dự thi liên thông lên đại học các ngành khác nhau như: Y đa khoa, Y học dự phòng hay Y học cổ truyền. Nếu theo quy định trước đây thì các thí sinh sẽ không được phép thi liên thông chéo ngành, có nghĩa là nếu là Y sĩ đa khoa sẽ chỉ học liên thông lên đại học Y sĩ đa khoa hay Y sĩ y học cổ truyền sẽ chỉ được liên thông lên bác sĩ Y học cổ truyền.

Bên cạnh đó, những đối tượng đã tốt nghiệp và có bằng trung cấp chuyên nghiệp hoặc cao đẳng y dược và những ngành nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe nói chung đều có thể đăng ký thi dự thi liên thông đại học các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y tế công cộng, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Răng hàm mặt… Đối với những ngành Bác sĩ đa khoa, Y học cổ truyền, Răng hàm mặt thì các bạn cần phải có thời gian làm việc đúng với chuyên ngành tốt thiểu là 12 tháng kể từ khi bắt đầu ký kết hợp đồng lao động đến thời điểm nộp hồ sơ dự thi liên thông.Phía nam: Đại học y Cần thơ, đại học y dược Tp Hồ Chí Minh, Đại học Phạm Ngọc Thạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *