Chỉnh sửa phim thực chất không đơn giản chỉ là việc xoá các clip xấu và rút ngắn những phần hay nhất. Hơn thế nữa là người dựng phim phải biết cách làm sao để những thước phim trở nên nghệ thuật hơn, thu hút người nhìn hơn. Chính vì thế, trong bài viết này Fast Motion sẽ mang đến các bạn 9 kỹ thuật chuyển cảnh phổ biến nhất nhằm giúp bộ phim của bạn nổi bật hơn.
Chuyển đổi tiêu chuẩn
Để thực hiện kỹ thuật cắt cảnh này, bạn chỉ cần đơn giản đặt hai clip cạnh nhau. Trong quá trình dựng phim, tần suất bạn sử dụng loại chuyển đổi này sẽ nhiều hơn so với các kỹ thuật cắt cảnh khác.
Kỹ Thuật Chuyển Cảnh J-Cut
Trong kỹ thuật này, âm thanh từ cảnh sau sẽ chồng lên hình ảnh của cảnh trước đó. Do đó, phần âm thanh của cảnh sau bắt đầu phát trước khi hình ảnh đó của nó xuất hiện.
Có thể nói, J – cut là cách thú vị để tiết lộ yếu tố mới có trong cảnh quay tiếp theo.
Kỹ Thuật Chuyển Cảnh L-Cut
Ngược lại với J – cut, L – Cut là kỹ thuật chuyển cảnh mà trong đó âm thanh từ cảnh quay hiện tại được tiếp nối đến quay tiếp theo.
Các hiệu ứng chuyển cảnh J – cut và L – cut được thiết kế đặc biệt nhằm tạo ra những cảnh phim mượt mà liên tục, chuyển đổi liền mạch từ cảnh này sang cảnh khác với sự dẫn đường của âm thanh.
Kỹ Thuật Chuyển Cảnh Cross-Cut
Người sử dụng phương pháp này sẽ tạo dựng lên hai bối cảnh song song cùng diễn ra. Do đó, kỹ thuật này được dùng để chuyển đổi qua lại giữa các shot quay ở các vị trí địa lý khác nhau, hoặc có thể được sử dụng nhằm biểu đạt những diễn biến nội tâm của nhân vật.
Dạng chuyển cảnh này thường xuất hiện khi nhân vật trong phim bị đẩy vào những tình huống nghẹt thở của việc bơm sắp nổ, hoặc trong một cuộc rượt đuổi,…
9 Kỹ Thuật Chuyển Cảnh Cơ Bản Trong Dựng Phim
Kỹ Thuật Chuyển Cảnh Jump Cut
Khi sử dụng kỹ thuật này, chúng ta chỉ cần lấy một clip dài rồi cắt bỏ “dead space” và chia thành từng đoạn ngắn. Sau đó ghép những đoạn ưng ý nhất lại sao cho hợp lý và theo đúng mạch thời gian.
Khi xem, chúng ta sẽ cảm thấy clip như đang “nhảy”. Kỹ thuật này khiến cho nội dung clip diễn biến nhanh chóng và đầy lôi cuốn nhưng vẫn “mượt mà”, tự nhiên giữa các cảnh.
Kỹ Thuật Chuyển Cảnh Cutting on Action
Phương pháp này được hiểu là cắt cảnh ngay trong khi chủ thể đang hành động, chẳng hạn như đang cầm nắm một vật gì đó, đang bắt tay, đang đánh, đấm,.. từ đó mở ra một shot tiếp theo.
Mặc dù, Cutting on Action được xem là một kỹ thuật cắt cảnh cơ bản trong dựng phim, thế nhưng chúng sẽ giúp cho bộ phim hoặc video của bạn trở nên mạch lạc, cuốn hút ánh nhìn và sự tập trung của người xem.
Match Cut
Match cut là liên kết hai clip lại với nhau bằng cách lắp ráp liền mạch các đặc điểm chung của cả hai. Ví dụ như đặc trưng chung về hành động, composition, nội dung hoặc chủ đề chính …
Cách chuyển cảnh tinh tế này sẽ giúp xây dựng một câu chuyện mạnh mẽ và ấn tượng hơn. Người xem sẽ thấy được tầm quan trọng và chủ địch của những yếu tố chung được chia sẻ giữa các clip. Nhằm phục vụ cho mục đích kể chuyện xâu chuỗi (sequence).
Kỹ thuật này gồm có:
1.Matching trong chuyển động
2.Matching trong hành động
3.Matching bố cục
4.Matching nội dung
Cut away
Cutaways là những shot phim được chèn vào một cảnh quay nào đó. Nhằm giúp người xem có thể hiểu được bối cảnh xung quanh nhân vật.
Để có thể thực hiện được kỹ thuật chuyển cảnh này, đòi hỏi cần phải có cảnh quay góc rộng, góc cận cảnh hoặc ảnh trung bình. Ngoài ra, người dựng phim cần phải đảm bảo không được cutaway trong khi phụ đề đang chạy giữa chừng.
Montage
Montage là chuỗi những shot khác nhau dùng để thu thập thông tin. Chẳng hạn như quá trình khổ luyện để trở thành một vũ công bale, hay montage quá trình ôn thi của một học sinh,…
Kĩ thuật sử dụng hiệu ứng chuyển cảnh khi dựng phim
Bên cạnh kĩ thuật chuyển cảnh hiệu quả, người dựng cũng nên kết hợp với việc sử dụng các hiệu ứng chuyển cảnh để mang lại sự tự nhiên cho video quảng cáo. Có nhiều hiệu ứng được dùng cho các quảng cáo với công dụng khác nhau. Sử dụng những hiệu ứng thích hợp bạn sẽ tạo nên một video thật sự ấn tượng.
Fade in – fade out: Đây là hiệu ứng chuyển cảnh này cực kì kinh điển trong làm phim quảng cáo, đơn giản là làm sáng lên hoặc tối đi cảnh quay trước khi sang cảnh mới.
Dissolve dissolve: Hiệu ứng này cũng là 1 trong những cách chuyển cảnh cơ bản nhất, hiệu ứng được dùng vào giữa 2 cảnh quay, và có thể trông giống như nhau. Và cách chuyển cảnh này thể hiện sự trôi qua của thời gian. Hoặc bạn cũng có thể dùng hiệu ứng này để thể hiện sự gợi nhớ, sự tan biến hoặc sự thay đổi của diễn viên.
Khi dựng hình phim quảng cáo cần tuân thủ nguyên tắc nào ?
Dựng hình không phải là câu chuyện của sở thích hay cách nhìn nhận, ý đồ của tác giả mà trước đó họ cần phải tuân thủ nghiêm những quy định chung ghi dựng hình hậu kì phim quảng cáo.
Khi dựng hình EduLine quảng cáo bạn cần nắm chắc những nguyến tắc sau đây:
Dựng thô: Đây được xem là nguyên tắc cơ bản đầu tiên khi người dựng tiến hành hậu kì phim quảng cáo. Dựng thử để xem hiệu quả, lượt bớt các cảnh thừa, sắp xếp sơ lược đường dây hình ảnh nhằm đánh giá hiệu quả ban đầu trước khi dựng chính thức.
Logic, dễ hiểu, hấp dẫn: Phim quảng cáo để thu hút người xem cần làm khán giả hiểu được thông điệp của doanh nghiệp, thương hiệu muốn truyền tải. Sản xuất EduLine quảng cáo chú trọng nhiều vào hình ảnh và hiệu quả thu hút khách hàng, khiến khách hàng nhớ đến sản phẩm công ty thông qua cơ chế lặp lại nhiều lần trong trí não bằng sự dễ hiểu, hấp dẫn và nhanh chóng.
Không bóp méo sự thật: Dù rằng phim quảng cáo có sự phóng đại và tâng bốc sản phẩm của công ty hơn mức bình thường nhưng vẫn đảm bảo được nhưng thông tin chính xác thì vẫn được chấp nhận. Sự thật là điều mà nhà sản xuất cần tuân thủ khi làm quảng cáo. Tuy nhiên, dựng hình nếu làm sai lệch nhiều thông tin hay phóng đại nói dối quá mức cho phép sẽ phản tác dụng khiến người dùng xa rời sản phẩm của bạn.
Kiểu dựng phim phổ biến nào được sử dụng khi làm phim quảng cáo ?
Kĩ thuật làm phim quảng cáo khá đa dạng tạo nên phong cách và lối dẫn dắt câu chuyện của video. Khi làm phim quảng cáo, người dựng có thể sử dụng nhiều kiểu dựng hình khác nhau nhưng vẫn có những kiểu phổ biến thường được sử dụng trong dựng video. Các kiểu dựng này có những thế mạnh và hạn chế khác nhau góp phần tạo được sự hấp dẫn, mới mẻ cho thành phẩm video quảng cáo cuối cùng.
Kỷ thuật dựng phim quảng cáo
Kiểu câu chuyện: Đây là lối dựng theo trật tự nhất định của hành động, người xem dễ theo dõi diễn biến hành động của nhân vật, đây là kiêu thường được sử dụng phổ biến.
Kiểu phân tích: Kiểu phân tích là sự ghép nối theo mối quan hệ: nguyên nhân-kết quả, điều kiện-mục đích, sự mâu thuẫn… Đây cũng là một trong những kĩ thuật dựng được yêu thích hiện nay.
Kiểu tương phản: đối lập giữa những trạng thái khác nhau thường để nêu bật sản phẩm, thương hiệu. Ngày nay kĩ thuật dựng này được áp dụng và thịnh hành nhiều hơn so với trước kia.
Kiểu song song: hai hành động xảy ra đồng thời nhưng khác không gian. Đây cũng là một kĩ thuật dựng khó đòi hỏi sự thông minh và tinh tế của người dựng, thường ít được dùng trong các quảng cáo thông thường.
Kiểu tư duy: Đối với kiểu dựng này, người dựng khi trình bày khái niệm về một vấn đề phức tạp thường dùng để dựng những những quảng cáo có tính chuyên môn, vấn đề khoa học, các sản phẩm khó…Lối dựng ít được sử dụng phổ biến trong các quảng cáo thông thường.
Dựng hình trong hậu kì phim quảng cáo là công đoạn quan trọng quyết định đến sự thành bại của phim. Khi dựng hình tốt bạn sẽ có được những thước phim quảng cáo thực sự có giá trị và ý nghĩa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hậu kì tốt và cho ra sản phẩm quảng cáo chất lượng. Việc bội chi trong phim quảng cáo là điều thường hay mắc phải ở nhiều doanh nghiệp khi chi tiền cho sản xuất phim giới thiệu.